Giỏ hàng trống
Bạn đã biết gì về bệnh tiểu đường?
✯ LIÊN HỆ TỔNG ĐÀI: 1900.86.68.10 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP ✯
Bạn đã biết gì về bệnh tiểu đường? Bệnh tiểu đường là căn bệnh phổ biến mà nhiều người đang gặp phải. Chúng ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến đời sồng,sức khỏe và thậm chí đe dọa đến tính mạng con người. Đại Lâm Thịnh sẽ giúp hiểu rõ hơn về nó nhé.
Bạn đã biết gì về bệnh tiểu đường?
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường. Đây là căn bệnh mạn tính do rối loạn chuyển hóa đường glucose trong máu khiến lượng đường huyết trong máy luôn cao hơn so với mức bình thường, chỉ số ghi nhận là 4,4-4,6 mmol/l. Điều này gây ra tình trạng lượng đường tích tụ tăng dẫn trong máu và gây ảnh hưởng đến các chức năng nhiệm vụ khác của cơ thể. Do đó, việc tìm kiếm để điều trị một cách thành công về bệnh tiểu đường là rất quan trọng.2. Nguyên nhân của bệnh
- Béo phì
- Mỡ bụng, stress là nguy co bệnh tiểu đường
- Những người làm việc văn phòng, ít vận động
- Sỏi thận cũng tăng nguy cơ tiểu đường
- Thịt đỏ làm tăng nguy cơ đái tháo đường tuýp 2
3. Những người hay mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường tuýp 1
Thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên (những người trước 30 tuổi), có thành viên trong gia đình mắc bệnh này hoặc gen nhất định liên quan đến căn bệnh này. Tỉ lệ mắc bệnh tuýp 1 chiếm khoảng từ 5%-10% số người mắc bệnh tiểu đường hiện nay.
Tiểu đường có 3 loại đều ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc bệnh
Bệnh tiểu đường tuýp 2
Thường gặp những người trưởng thành (trên 40 tuổi), giao động độ tuổi từ 45 đến 65 tuổi. Đa phần những người tỏng độ tuổi này ít vận động, thừa cholesterol, huyết áp cao hoặc triglycerides cao sẽ nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, bệnh này đang có nguy cơ xảy ra với những người trẻ.Tiểu đường thai kỳ
Những phụ nữ mang thai nhiều lần, có tình trạng béo phì trước hoặc trong giai đoạn mang bầu thường gặp ở bà mẹ trên 35 tuổi. Bạn sẽ bị nguy cơ bệnh tiểu đường thai kỳ nếu:- Bị thừa cân, béo phì trước thời gian mang bầu
- Mang thai trên 35 tuổi
- Đã mang thai nhiều lần và có tiền sử bệnh tiểu đường thai kỳ
- Có hội chứng buồng trứng đa nang
4. Biểu hiện của bệnh tiểu đường
Bạn nên nhận biết một vài biểu hiện để quan sát và báo kịp thời cho bác sĩ sớm nhất có thể. Bạn đã biết gì về bệnh tiểu đường? Biểu hiện ra sao? Dưới đây là một số biểu hiện sẽ giúp bạn nhận thấy rõ hơn.- Liên tục khát nước: Bạn cảm giác khát nước liên tục, mặc dù uống nhưng vẫn còn khát. Đó là do lượng đường trong máu bạn tăng cao, cơ thể bạn sẽ tự động tác phần nước có trong tế nào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng đường bị dư. Nên các tế bào này khi thiếu nước sẽ kích thích nào gây cảm giác khát nước liên tục.
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày: Nếu số lần bạn đi tiểu trong ngày lớn hơn 7, có thể bạn có nguy cơ bệnh đái tháo đường. Nguyên do là cơ thể bạn muốn loại bỏ đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn nên sẽ đi tiểu nhiều hơn.
- Sụt cân bất thường: Sụt cân do mất nước đường glucoso qua nước tiểu. Cơ thể bạn không thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, buộc phải lấy từ mỡ và các cơ. Thiếu insulin gây giảm tổng hợp protein và mỡ dẫn đến sụt cân. Bạn nên kiểm tra tổng quát nếu gặp biểu hiện này nhé.
Những người có dấu hiệu sau cần phải đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời
- Đói và mệt: Do cơ thể bạn không hấp thu lượng đường cần thiết trong máu để giải phóng năng lượng do sự thiếu hụt insulin. Vì vậy, đòi hỏi cần nạp thức ăn để lấy thêm nặng lượng của cơ thể bù lại phần bị thiếu, dẫn đến đói và mệt mỏi thưởng xuyên.
- Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm: Lượng đường trong máy và hệ thống miễn dịch bị ức chế, giảm khả năng đề kháng cơ thể, dễ mắc bênh nhiễm trùng và nấm. Người mắc bệnh đái thao đường hay bị ngứa trên cơ thể, đặc biệt bộ phận sinh dục.
- Thị lực yếu đi: Lượng đường có trong máu sẽ phá hủy các mao mạch ở đáy mắt dẫn tới xuất huyết, phù nề. Nghiêm trọng hơn nữa là hoàng điểm sẽ làm giảm thị lực mắc dù trước đó bạn không bị bệnh về mắt.
5. Các phòng ngừa bệnh tiểu đường
Mọi căn bệnh đều gây nguy hiểm đến tính mạng của mọi người. Bạn đã biết gì về bệnh tiểu đường? Cách phòng ngừa căn bệnh này như thế nào?- Kiểm soát cân nặng: thừa cân là nguyên nhân gây bệnh, việc giảm trọng lượng sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bênh tiểu đường đáng kể. Theo nhận định của các bác sĩ, nếu bạn giảm được 5% số cân nặng ở người béo phì bạn sẽ giảm tới 70% nguy cơ bị tiểu đường. Nên kiểm soát cân nặng bằng việc lập một chế độ ăn uống đều độ và kiểm soát lượng tiêu thụ calo mỗi ngày.
- Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý: Theo nghiên cứu của đại học Yale, Mỹ những ai ngủ dưới 6 tiếng mỗi này sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gấp hai lần so với người thường. Ngủ không đủ giấc hoặc chế độ nghỉ ngơi không hợp lý sẽ làm cho hệ thống thần kinh bị rối loạn, gây tác động đến hormone kiểm soát lượng đường huyết. Bạn nên tránh xa cà phê, xem tivi quá khuya, ăn quá no,....
Nên có chế độ ăn uống hợp lý và thường xuyên vận động cơ thể
- Tránh căng thẳng, stress: khi cơ thể bị stress hay căng thẳng sẽ có phản ứng như tim đập mạnh, nhịp thở mạnh, dạ dày thắt lại, đặc biệt nếu tế bào ở dạng đề kháng insulin, đường sẽ bị ùn ứ lại trong máu nên lúc nào cũng cao. Vì thế, tránh căng thẳng và stress.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn nhiều rau củ quả, trái cây ít ngọt. Bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn cũng như hạn chế khối lượng tinh bột nạp vào cơ thể. Giảm các chất kích thích như bia, rượu, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Hạn chế thực phẩm đóng hộp, làm sẵn như xúc xích, thịt xông khói,...
- Vận động, đi bộ hằng ngày: Vận động sẽ giúp cơ thể sử dụng hormone insulin hiệu quả bằng cách tăng số lượng cơ quan thụ cảm insulin vào tế bào. Insulin sẽ giúp bạn vận chuyển đường máy vào trong tế bào, địa chỉ cần đến để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng.
Bình Luận
Hãy để lại bình luận của bạn